CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CÙNG NỔ LỰC ĐẤU TRANH LOẠI BỎ NHỰA MỘT LẦN

Ngày càng nhiều các quốc gia thể hiện sự nổ lực quyết liệt trong việc đấu tranh loại bỏ nhựa một lần, trong đó có Marin, California, Hoa Kỳ; Abu Dhabi; Ấn Độ; Scotland; Thái Lan, Vancouver, Việt Nam… và rất nhiều các nước khác đang có động thái ngày càng rõ ràng trong công cuộc lên tiếng vì một môi trường xanh.

Các nhà chức trách của quận Marin, California, Hoa Kỳ đã bắt đầu chấp thuận cấm sử dụng hộp nhựa và dụng cụ dùng một lần tại các nhà hàng, tiệm bánh và các cơ sở kinh doanh thực phẩm khác, sắc lệnh yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các hộp đựng thức ăn mang đi được làm từ vật liệu phân hủy hoàn toàn có nguồn gốc từ chất xơ và phải được chứng nhận bởi BPI (Hiệp hội sản phẩm phân hủy sinh học Mỹ). Hộp đựng thức ăn và dụng cụ ăn uống tại các quán ăn cũng sẽ phải tái sử dụng, ngoại trừ một số loại như khăn giấy hay ống hút giấy. Lệnh cấm này không phải hoạt động đầu tiên của quận Marin trong mục tiêu giảm rác thải. Vào năm 2009, quận đã cấm sử dụng xốp polystyrene trong đóng gói và kinh doanh thực phẩm.

Cơ quan môi trường của Abu Dhabi – thủ đô và là thành phố lớn nhất của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) công bố lệnh cấm sử dụng túi nhựa một lần từ tháng 6 năm 2022. Thông qua việc thực hiện chính sách tích hợp đầu tiên của khu vực, Cơ quan có kế hoạch giảm dần sản phẩm nhựa một lần được tiêu thụ trên khắp Abu Dhabi và khuyến khích sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng. Trong bối cảnh đó, EAD đang có kế hoạch thực hiện các biện pháp để giảm nhu cầu đối với khoảng 16 sản phẩm nhựa sử dụng một lần bao gồm cốc, máy khuấy, nắp đậy và dao kéo. Ngoài ra, EAD cũng đang hướng tới việc loại bỏ cốc, đĩa và hộp đựng thực phẩm bằng xốp dùng một lần vào năm 2024. Hơn nữa, EAD đang tiến hành một nghiên cứu chi tiết và tổng thể để đưa ra kế hoạch hoàn trả chai nước nhựa dùng một lần, ban đầu khuyến khích thực hiện ở Abu Dhabi, với sự hợp tác của hơn 30 đơn vị tư nhân và nhà nước.

Tại Ấn Độ, sau khi loại bỏ nhựa siêu mỏng sử dụng một lần từ ngày 1 tháng 10, chính phủ Ấn Độ hiện đang làm việc trên các chiến lược để loại bỏ hoàn toàn “nhựa sử dụng một lần” khỏi hệ thống. Chính phủ cũng đã ban hành quy tắc về quản lý chất thải nhựa năm 2021 (PWMA), các sản phẩm: bông ngoáy tai bằng que nhựa, que nhựa làm bóng bay, cờ nhựa, que kẹo, que kem và polystyrene (thermocol) để trang  trí và đĩa, cốc, ly, dao kéo, thìa, dao, ống hút, khay, màng bọc hoặc bao gói xung quanh hộp đồ ngọt, thiệp mời và bao thuốc lá, biểu ngữ bằng nhựa hoặc PVC (polyvinyl clorua) nhỏ hơn 100 micromet và máy khuấy cũng sẽ bị cấm sản xuất. Độ dày túi đựng bằng nhựa cũng bắt buộc phải từ 50 micron – 75 micron có  hiệu lực từ tháng 9 năm 2021 và cao hơn nữa có hiệu lực từ 31 tháng 12 năm 2022. Theo chỉ thị từ Trung Tâm đặt ra, Bộ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm quốc gia để thực hiện nỗ lực phối hợp nhằm loại bỏ các mặt hàng nhựa sử dụng một lần đã được xác định và thực hiện hiệu quả các quy tắc đặt ra.

Scotland cũng đã công bố Quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6/2022, cấm một số đồ dùng nhựa sử dụng một lần, việc cung cấp và kinh doanh bất kỳ loại hàng dùng một lần nào dưới đây cả trực tuyến lẫn trực tiếp sẽ được coi là bất hợp pháp: Dao, thìa, đĩa, đũa nhựa; Đĩa nhựa; Ống hút, que khuấy nhựa; Cốc, nắp, màng bọc cốc, các loại can/ thùng đựng đồ uống bằng nhựa polystyrene. Đối với các cá nhân hoặc một doanh nghiệp nếu bị phát hiện vi phạm quy định có thể phải đối mặt với khoảng tiền phạt lên đến 150 triệu đồng Việt Nam. Chỉ có que bóng bay nhựa được phép sử dụng cho các mục đích chuyên nghiệp hoặc công nghiệp, để trang trí chứ không dder tặng cho người tiêu dùng.

Tại Thái Lan, Cục Công viên Quốc gia, Bảo tồn Động thực vật Hoang dã, Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan cấm nhựa sử dụng một lần trong các vườn quốc gia để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, thông báo được công bố trên Công báo Hoàng gia vào ngày 5 tháng 4 năm 2022 theo Đạo luật Công viên Quốc gia, B.E.2562 (2019). Thông báo cấm mang và sử dụng các vật chứa làm bằng xốp và nhựa sử dụng một lần, bao gồm: túi nhựa có độ dày dưới 36 micron; hộp đựng thực phẩm bằng nhựa; cốc nhựa dùng một lần, ống hút nhựa, ép plastic. Lệnh cấm có hiệu lực kể từ ngày 6 tháng 4 năm 2022 và phạt tiền lên đến 100.000 baht nếu vi phạm vì túi nilon được coi là mối đe dọa đối với động vật hoang dã vì chúng được tìm thấy trong phân của voi và xác của một con hươu đã chết.

Vancouver (nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh bang British Columbia thuộc miền tây của Canada) sẽ chính thức cấm túi nilon dùng một lần từ năm 2022 cùng với 9 thành phố khác ở tỉnh bang British Columbia (B.C). Theo đó, kể từ ngày 1/1/2022 các nhà bán lẻ của Vancouver không được phép cho khách hàng loại túi nilon dùng một lần, họ phải tính phí tối thiểu 15 cents cho túi giấy và 1$ cho túi tái sử dụng. Cốc sử dụng một lần sẽ có giá 25 cents. Lệnh cấm ở Vancouver là một phần trong các nỗ lực quốc tế và của Canada nhằm loại bỏ rác thải nhựa khỏi môi trường.

Một số quốc gia khác cũng đang thực hiện các nỗ lực tương tự như:

  • Kenya – đã cấm túi nhựa sử dụng một lần vào năm 2017 và vào tháng 6 này, đã cấm du khách mang đồ nhựa dùng một lần như chai nước và đĩa dùng một lần vào các công viên quốc gia, rừng, bãi biển và các khu bảo tồn và dần đang hướng đến việc cấm nhựa dùng 1 lần.
  • Zimbabwe – đã ban hành lệnh cấm đối với hộp đựng thực phẩm bằng polystyrene vào năm 2017, với mức phạt từ 30 đến 5.000 đô la cho bất kỳ ai vi phạm quy tắc.
  • Vương quốc Anh – đã áp dụng thuế đối với túi nhựa vào năm 2015 và cấm bán các sản phẩm có chứa hạt vi nhựa, như sữa tắm và tẩy tế bào chết,… cấm nhựa dùng 1 lần, hạn chế sản phẩm từ nhựa 1 lần như ống hút, túi nilon vào năm 2018. Lệnh cấm cung cấp ống hút nhựa, máy khuấy và bông ngoáy tai gần đây đã có hiệu lực ở Anh.
  • Hoa Kỳ – New York, California và Hawaii nằm trong số các tiểu bang đã cấm túi nhựa sử dụng một lần, mặc dù không có lệnh cấm liên bang.
  • Liên minh châu Âu – có kế hoạch cấm các đồ nhựa sử dụng một lần như ống hút, nĩa, dao và tăm bông vào năm 2021, đây cũng là một trong các biện pháp và hình thức của lệnh cấm nhựa dùng 1 lần.
  • Trung Quốc – đã công bố kế hoạch cấm túi không phân hủy ở tất cả các thành phố và thị trấn vào năm 2022. Ống hút sử dụng một lần cũng sẽ bị cấm trong ngành nhà hàng vào cuối năm 2020.

Năm 2019 tại Việt Nam, Chính phủ cũng ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tăng cường công tác Quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam, Chính phủ nhấn mạnh đặt mục tiêu đến năm 2025 sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy. Đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh, giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương. Phấn đấu 100% các khu du lịch, khách sạn không sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Tiếp theo là Nghị định 08/2022/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/1/2022 Chính phủ yêu cầu sau 31/12/2030, dừng sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Cụ thể trích điều 64 như sau:

Điều 64. Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa

  1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
  2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định tại Nghị định này.
  3. Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
  4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.

Đây được xem như là những hành động mạnh mẽ và quyết liệt trong việc hạn chế và cấm nhựa sử dụng một lần của các nước trên thế giới. Và giải pháp đang thay thế cho các loại “nhựa một lần” này

Là các loại túi, bao bì tự hủy thân thiện môi trường sống, dạng bao bì thân thiện môi trường này đang ngày càng được quan tâm và dần chiếm thị trường bao bì tại Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ siêu thị, cửa hàng tạp hóa, nhà sách, quán ăn, nhà thuốc nào… Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm không chỉ bởi nhà nước mà còn bởi rất nhiều doanh nghiệp hướng tới việc kinh doanh bền vững, lâu dài và hiệu quả. Còn chờ gì nữa mà không tìm đến Greensun – chúng ta cùng nhau vẽ nên hành trình mới – một hành trình lâu dài và ổn định. Liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn và báo giá một cách chi tiết nhất. Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong nghề, Greensun tự tin có thể mang lại cho khách hàng của mình những giải pháp bao bì hiệu quả, chất lượng và cực kỳ tiết kiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *